Kết quả tìm kiếm cho "ta yêu mẹ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 6573
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong không khí trang trọng và đầy cảm xúc tại hội trường của CentraleSupélec, một trường đào tạo kỹ sư danh tiếng của Pháp, trực thuộc Đại học Paris-Saclay - nơi được mệnh danh là "Hollywood của Vật lý", lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế (IPhO) 2025 đã chứng kiến niềm tự hào vô bờ của đoàn Việt Nam, khi cả 5 thí sinh đều giành huy chương, với thành tích ấn tượng 1 Vàng và 4 Bạc.
Tôi gọi dì bởi dì cũng trạc tuổi mẹ tôi. Qua hai lần gặp - một lần ở bệnh viện khi dì chăm chồng bệnh, một lần tại căn nhà ở phường Rạch Giá, bằng giọng miền Tây chân chất, mộc mạc, dì kể chuyện có đầu có đuôi, có tình tiết đủ để tôi hiểu về cuộc đời một người đàn bà Nam bộ mang cái tên giản dị: Hai Hoa.
Liệt sĩ Ngô Văn Liên (sinh năm 1952), quê ở Nghệ An hy sinh vào tháng 9/1972 ở mặt trận phía Nam, khi đất nước gần giải phóng. Ông ngã xuống ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Một lần nằm xuống, mà hơn nửa thế kỷ sau ông mới có dịp trở về cố hương…
Công tác chăm lo người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm mà còn là nét đẹp trong truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc Việt Nam. Những thành quả đạt được thể hiện sự tri ân sâu sắc, tạo động lực để toàn xã hội tiếp tục chung tay, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, nhân văn và nghĩa tình.
Năm 2025 đánh dấu nhiều mốc lịch sử quan trọng đối với cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân. Hôm nay, ngày 24/7, là dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của ông. Sự kiện càng có ý nghĩa khi trước đó vài tháng, UNESCO đã quyết định đưa "Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân" vào Danh mục Ký ức Thế giới.
Bộ Khoa học và Công nghệ xác định chuyển đổi số muốn đạt kết quả phải xây dựng các bộ tiêu chuẩn để liên thông dữ liệu, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến toàn trình phục vụ điều hành của chính quyền và thuận tiện cho người dân.
Ngày 22 và 23/7, đại tá Lê Hoàng Việt, Phó Chính ủy Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đến thăm, tặng quà người có công với cách mạng, các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng và bảo vệ Tổ quốc, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh - những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc.
Chiều 22/7 (giờ địa phương), ngay sau khi tới thủ đô Dakar, Senegal, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt tại Senegal.
“Dừng lại” trong phạm vi bài viết này bao gồm những người “đứng qua một bên, nhường đường cho lớp cán bộ kế cận tiếp bước” trong hành trình sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp. Họ ngừng bước, nhìn đồng đội và quê hương mình thay đổi để thích ứng với giai đoạn mới. Hành trình “dừng lại” ấy đã và đang diễn ra, nên câu chuyện vẫn chưa hề mất tính thời sự.
Tháng 7 về, trong làn khói hương trầm mặc, những ngọn nến tri ân lại rực sáng nơi nghĩa trang liệt sĩ - nơi yên nghỉ của những người con ưu tú đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn, tuổi trẻ toàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng tri ân bằng tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc với thế hệ đi trước.
Những ngày tháng Bảy lịch sử, trong niềm tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc, bạn đọc lại bồi hồi nhớ đến hình ảnh nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người con gái Hà Nội đã gửi trọn tuổi xuân nơi tuyến lửa. Nối tiếp cuốn nhật ký của nữ bác sĩ trẻ, cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, 2025) do Đặng Kim Trâm (em gái liệt sĩ) biên soạn, không chỉ là những trang viết từng gây xúc động mạnh mẽ, mà còn là một công trình gợi mở, mang tính phát hiện.